THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

 

Chi nhánh Công ty là gì?

Theo quy định tại luật doanh nghiệp năm 2020: "Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp"

Quy định về thành lập chi nhánh công ty

1. Khi nào phải thành lập chi nhánh?

Sau một thời gian hoạt động, nếu công ty có nhu cầu mở rộng thị trường để phát triển quy mô kinh doanh thì có thể cân nhắc đến việc thành lập chi nhánh công ty.

Điều 19 Luật Thương mại 2005 quy định chi nhánh có quyền sau:

  • Ký kết hợp đồng tại Việt Nam, nội dung ký kết phù hợp với nội dung quy định trên giấy phép thành lập chi nhánh;
  • Thực hiện việc mua bán hàng hóa phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy phép thành lập chi nhánh;
  • Thuê địa điểm, thuê/mua các cơ sở vật chất cần thiết cho chi nhánh;
  • Tuyển dụng nhân sự làm việc tại chi nhánh, bao gồm lao động Việt Nam và nước ngoài;
  • Chuyển lợi nhuận sang nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp/công ty có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ (trụ sở chính).

Để thành lập chi nhánh, công ty cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

  • Công ty thành lập chi nhánh phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tên chi nhánh được lập từ các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
  • Tên chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” cộng với cụm từ “chi nhánh”;
  • Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể;
  • Chi nhánh chỉ được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Dựa vào nhu cầu phát triển của mỗi công ty mà bạn cân nhắc nên lựa chọn thành lập:

  • Chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ;
  • Chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ.

Để rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các đầu mục hồ sơ theo yêu cầu dưới đây trước khi nộp cho Sở KH&ĐT.

1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ;
  2. Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh (đối với công ty TNHH 2 TV, cổ phần);
  3. Bản sao quyết định thành lập chi nhánh khác tỉnh của chủ sở hữu công ty/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
  4. Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh khác tỉnh;
  5. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không phải đại diện pháp luật công ty).

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh

Hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh:

  1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ;
  2. Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh cùng tỉnh;
  3. Bản sao quyết định thành lập chi nhánh cùng tỉnh của chủ sở hữu công ty/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý (CCCD/hộ chiếu) người đứng đầu chi nhánh cùng tỉnh;
  5. Giấy ủy quyền khi người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật công ty.

Lưu ý:

Những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh 5 đầu mục hồ sơ thành lập chi nhánh như chia sẻ ở trên thì hồ sơ cần bổ sung:

  1. Bản sao điều lệ hoạt động chi nhánh công ty tại Việt Nam;
  2. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của công ty;
  3. Bản sao BCTC có kiểm toán/văn bản xác nhận nghĩa vụ thuế năm tài chính gần nhất;
  4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty tại Việt Nam;
  5. Bản sao hợp đồng thuê hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng đối với địa điểm dự kiến làm trụ sở chi nhánh.

Các giấy tờ, hồ sơ của công ty vốn nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt, được hợp pháp hóa lãnh sự và được công chứng.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Sau khi hoàn tất hồ sơ thành lập chi nhánh, dù là cùng tỉnh hay khác tỉnh bạn đều có thể tiến hành nộp hồ sơ thông qua 2 cách:

 Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.

  • Đối với chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ thì nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính;
  • Đối với chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ thì nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở.

 Cách 2: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh.

Lưu ý:

Đối với trường hợp thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài thì thủ tục có sự thay đổi:

  • Hồ sơ được nộp tại Bộ Công thương;
Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, bạn cần tiến hành hoàn tất các công việc sau.

1. Kê khai và nộp lệ phí môn bài

Như đã chia sẻ ở trên, chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động thương mại khác thì chi nhánh phải có trách nhiệm kê khai và nộp lệ phí môn bài.

  • Nếu chi nhánh thành lập cùng tỉnh với công ty mẹ thì công ty sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài thay chi nhánh;
  • Nếu chi nhánh thành lập khác tỉnh với công ty mẹ thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.

Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài:

  1. Tờ khai lệ phí môn bài;
  2. Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh (nếu có).

Lưu ý:

Thời hạn chậm nhất để chi nhánh kê khai và nộp lệ phí môn bài là ngày 30/01 của năm sau năm chi nhánh thành lập.

Mức lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.

  • Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng đầu năm thì lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng;
  • Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng cuối năm thì lệ phí môn bài năm đầu tiên phải đóng là 500.000 đồng.

2. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Tùy chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi chi nhánh mà việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khác nhau.

 Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì bắt buộc phải mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng với hóa đơn của công ty mẹ.

 Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không cần phải mua hóa đơn điện tử riêng, có thể sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ.

3. Mở tài khoản ngân hàng

Chi nhánh cần mở tài khoản ngân hàng để tiến hành:

  • Hoạt động giao dịch trong kinh doanh;
  • Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

1 tài khoản ngân hàng chỉ được sử dụng cho 1 chi nhánh nhưng 1 chi nhánh có thể có nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.

Câu hỏi liên quan đến việc mở chi nhánh công ty

1. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Vì mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào    doanh nghiệp và không có tư cách tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Chi nhánh có được ký hợp đồng không?

Chi nhánh được ký kết hợp đồng với các đối tác khác dưới sự phân công nhiệm vụ và cho phép của công ty mẹ. Nội dung ký kết phải phù hợp với nội dung, ngành nghề quy định trên giấy phép hoạt động chi nhánh.

3, Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty?

Hồ sơ bao gồm:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh công ty;
  2. Biên bản họp, bản sao quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu công ty/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
  3. Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.

4. Các việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh?

  • Kê khai, nộp lệ phí môn bài;
  • Thông báo sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng.
  • Thời gian kiểm duyệt từ 10 - 15 ngày làm việc.

 

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh, khác tỉnh phức tạp. Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như chia sẻ ở trên. Từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ cho đến giai đoạn làm thủ tục đăng ký với Sở KH&ĐT khá mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian, công sức bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập chi nhánh của Bee Pro

Bạn muốn
Thành lập chi nhánh mới?
Hãy chọn BEE PRO

    VUI LÒNG GỌI HOTLINE